logo emo

Ba chỉ bò Mỹ nhúng lẩu - Fuji Còn hàng

Mã SP: SP0343
Giá tại Đi Chợ Nhanh: đ / Khay
500gr/Khay
± 10gr

Khay
Tạm tính: đ
Phụ phí sơ chế - đóng gói: đ / kg
Đánh giá

Thịt bò là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của những người muốn ăn kiêng hay những người thường xuyên chơi thể thao, Thịt bò giúp chúng mình tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và thúc đẩy quá trình hình thành các protein mới. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ tích cực cho việc phục hồi cơ thể sau những buổi tập luyện mệt mỏi.

Trong 100g thịt bò có tới 21g protein cùng rất nhiều vitaminh B12, B6, khoáng chất cacnitin, kali, kẽm, magie, sắt...
Thịt bò rất giàu chất sắt có tác dụng bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu. Ngoài ra, các axit linoleic cũng tham gia quá trình duy trì cơ bắp.

Dưới đây là 8 lợi ích sức khỏe của thịt bò:
1. Tăng cường cơ bắp: Thịt bò, nhất là bắp bò rất giàu axit amoniac, cao hơn cả so với bất kì loại thực phẩm nào khác, có tác dụng làm tăng cơ bắp, đặc biệt là tăng cường sức khỏe cơ thể.
2. Giàu vitamin B6 và protein: Trong thịt bò có lượng vitamin B6 và protein lớn nên cần được tăng cường trong chế độ ăn. Thịt bò có chứa đủ vitamin B6 có thể giúp bạn xây dựng khả năng miễn dịch, protein giúp chuyển hóa và tổng hợp thức ăn, góp phần phục hồi cơ thể sau khi những hoạt động cường độ cao.
3. Thịt gà, cá, bò đều có khoáng chất carnitine và nồng độ sarcosine (một chất có liên quan đến ung thư) rất thấp. Carnitine được sử dụng chủ yếu để hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo, chuỗi axit amin để giữ cho cơ thể được cân đối, các axit amin rất tốt trong việc tạo các cơ bắp.
4. Nhiều kali: Trong thịt bò chứa nhiều khoáng chất như protein, kali, mà hai khoáng chất này lại không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng. Mức độ kali thấp ức chế tổng hợp protein cũng như sản xuất hormone tăng trưởng, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ bắp.
5. Nhiều dầu thực phẩm: Hàm lượng acid béo trong thịt bò thấp nhưng lại giàu axit linoleic tổng hợp, có hiệu quả chống lại các chất chống oxy hóa có khả năng phát tác khi tập các môn thể thao như cử tạ gây tổn thương mô. Ngoài ra, các axit linoleic cũng có thể tham gia quá trình duy trì cơ bắp.
6. Giàu magiê và kẽm: Magiê và kẽm góp phần tổng hợp protein và chất chống oxy hóa để thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp. Muối của axit glutamic và vitamin B6 và kẽm tương tác với nhau tăng cường hệ thống miễn dịch và quan trọng hơn có thể làm tăng hiệu quả của sự trao đổi chất insulin.
7. Thịt bò rất giàu chất sắt, mà sắt lại là khoáng chất cần thiết cho máu, bổ sung lượng máu cho cơ thể và phòng tránh cơ thể bị thiếu máu.
8. Thịt bò chứa nhiều vitamin B12: Vitamin B12 cần thiết cho các tế bào, nhất là các tế bào máu đỏ mang oxy đến các mô cơ. Vitamin B12 thúc đẩy nhánh chuỗi amino acid chuyển hóa, do đó cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể trong những hoạt động cường độ cao.

Nguồn: Tổng hợp                                                  

 

Theo y học cổ truyền, thịt bò vị ngọt tính bình có tác dụng bổ tỳ ích vị, bổ khí, dưỡng huyết, cường gân tráng cốt.

Thịt bò là thực phẩm quen thuộc giàu dinh dưỡng, có thể chế biến được nhiều món trong bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra còn được sử dụng làm thuốc.

Một số bài thuốc thường dùng

Theo y học cổ truyền, thịt bò vị ngọt tính bình có tác dụng bổ tỳ ích vị, bổ khí, dưỡng huyết, cường gân tráng cốt. Dùng cho các chứng tỳ vị hư nhược như gầy yếu sút cân, ăn uống không tiêu, đầy bụng, chán ăn, phù nề, đau lưng mỏi gối, bệnh đái tháo đường…

Bài 1: Hỗ trợ trị đái tháo đường với tác dụng bổ thận, giảm đi tiểu nhiều lần: Thịt bò 250g, phúc bồn tử 10g, gia vị, hồi, muối vừa đủ. Thịt bò rửa sạch thái miếng. Phúc bồn tử rửa sạch, nhẹ nhàng tránh để nát, cho vào 1 thìa cà phê rượu cái. Cho chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu, đun nóng rồi cho thịt bò vào xào trong 5 phút. Đổ thịt sang nồi đất, cho phúc bồn tử vào với một ít hạt mùi, thêm nước cho ngập thịt bò, đun lửa to cho sôi rồi nhỏ lửa hầm cho thịt chín nhừ là được. Ăn trong bữa cơm, ngày 1 lần. Cách ngày ăn 1 lần. 3 tuần 1 liệu trình.

Bài 2: Chữa ăn không tiêu, bụng ậm ạch do nhiễm lạnh: Thịt bò 200g, gừng tươi 30 – 40g. Thịt bò thái lát ngang, gừng tươi gọt vỏ đập giập. Thịt bò ướp vừa với gừng cho ngấm đều, đặt lên bếp, đun nhỏ lửa cho đến khi chín nhừ.

Bài 3: Chữa bụng sôi, ăn kém, chân tay lạnh do trị tỳ vị hư hàn, thấp trệ: Thịt bò 250g, tất bát 15g, hồ tiêu 15g, trần bì 6g, thảo quả 6g, sa nhân 6g, gừng tươi, muối, rượu vừa đủ. Thịt bò làm sạch, nhúng qua nước sôi, thái miếng. Gừng, hành ép lấy nước trộn với các vị trên tán thành bột thuốc, cho ít nước trộn đều, ướp thịt bò, cho vào lọ đậy nắp kín để 2 ngày thì lấy ra, rửa sạch bằng nước sôi, để ráo nước, cho vào lò sấy thành thịt bò khô. Ăn dần trong bữa ăn hoặc ăn riêng tùy ý.

Bài 4: Cơ thể suy nhược, đau lưng mỏi gối: Thịt bò 100g, gạo tẻ 100g. Thịt bò thái lát mỏng nấu với gạo tẻ thành cháo. Khi cháo chín, cho gừng tươi đập nhỏ, hành sống thái lát, mắm, muối, hạt tiêu… đảo đều, ăn nóng. Cách ngày ăn 1 lần 4 tuần 1 liệu trình.

Bài 5: Trị ăn uống kém, chân tay rã rời, lãnh đạm trong sinh hoạt tình dục hoặc xuất tinh sớm: Thịt bò 250g, hoài sơn 10g, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch, thái miếng cho vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu chín, cho tiếp hoài sơn vào nấu chín rồi cho gia vị vào là được. Ăn trong ngày, cách ngày ăn 1 lần, dùng liền 3 tuần.

Bài 6: Hỗ trợ điều trị viêm khí phế quản, phế viêm ho nhiều đờm đặc: Thịt bò nạc 150g, bí ngô 300g, gừng tươi, muối ăn, gia vị vừa đủ. Thịt bò thái lát, bóp trộn gừng tươi, muối mắm, thêm nước nấu chín, cho bí ngô gọt vỏ bỏ ruột, thái miếng, muối mắm gia vị; đun tiếp cho chín nhừ, ăn vài lần trong ngày.

(Sưu tầm)

Nguyên tắc chung

- Phải giữ thịt sao để tránh không khí bên ngoài lọt vào càng ít càng tốt vì khi không khí lọt vào sẽ làm thịt bị nhiều lớp đá bám vào bề mặt. Lớp đá này khi rã đông sẽ làm lớp tế bào bề mặt bị tổn thương và làm mất bớt chất dinh dưỡng của thịt (các mẹ nội trợ thường không để ý việc này). Do đó nếu  thịt bảo quản được đóng gói hút chân không và lưu trữ là phương án tốt nhất và giữ được thịt tươi ngon hơn.

Sử dụng - cấp đông

-  Với thịt tươi quý khách cần tiến hành tẩm ướp càng sớm càng tốt vì vi khuẩn luôn phát triển để làm giảm chất lương thịt. Việc tẩm ướp sẽ làm giảm quá trình này rất nhiều ... Đây là lý do thực phẩm sau tẩm ướp thường chúng ta để bảo quản được ở nhiệt độ lạnh lâu hơn nhiều sản phẩm tươi.

-  Thịt trâu - bò là sản phẩm hạn chế tiếp xúc với nước, nên với các phần thịt không dính da và có hút chân không. Quý khách chỉ cần rã đông tự nhiên bằng cách để nguyên bao bì bên ngoài hoặc ngâm cả bao bì trong nước 5' - 10' tùy khối lượng. Thịt mềm lấy ra cắt bao bì là chế biến trực tiếp được

-  Với các phần thịt dính da, nếu phần thịt đó đã được hút chân không. Tiến hành rã đông, rửa sạch lại theo ý và sơ chế ngay. Phần không sử dụng hết bắt buộc phải đưa vào cấp đông lại càng sớm càng tốt.

Nhiệt độ và thời gian bảo quản:

-  Thịt tươi bảo quản ngăn mát từ 0 – 4oC được khoảng  4 ngày (ngăn cá thịt dưới ngăn đông)

-  Thịt tươi bảo quản ngăn đá ở - 18oC được từ  8 – 12 tháng.

-  Thịt đã qua chế biến (nấu sẵn, nấu nhiều dư nên bảo quản ăn tiếp) các mẹ có thể bảo quản ở ngăn mát từ 0 – 4oC được khoảng 1 tháng. Đừng đổ bỏ lãng phí thực phẩm và tiền bạc các mẹ nhé.

-  Riêng đối với thịt đã đóng gói cấp đông sẵn khi mua, các mẹ mua về sử dụng không hết cấp đông lại để bảo quản tiếp thì chỉ nên sử dụng trong 7 ngày sau khi thực hiện việc cấp đông lại.

Các Khuyến Nghị

- Rã đông: Lấy đủ số lượng thịt cần chế biến đưa xuống ngăn mát ngày hôm trước để hôm sau sử dụng. Nên tính toán và lấy vừa đủ lượng cần để tránh tình trạng dư thừa đồ ăn. Đây là phương pháp rã đông tốt nhất và quan trọng là thực phẩm phải được rã đông rồi mới nấu nhé để tránh trường hợp mất chất và mất vị ngọt. 

Riêng trường hợp rã đông bằng lò vi sóng hay rã đông bằng nhiệt độ phòng các mẹ phải lưu ý là nên thực hiện việc chế biến liền ngay khi quá trình rã đông hoàn thành. Vì ở nhiệt độ thường vi khuẩn sinh sôi nhanh gấp nhiều lần so với tình trạng trước khi rã đông. Nên tốt nhất là chế biến ngay để tránh trường hợp thực phẩm tươi bị nhiễm khuẩn.

- Không tái đông nhiều lần. Khi tái đông sẽ làm cho quá trình hư hại thực phẩm tăng: làm biến chất, giảm hương vị, giảm giá trị dinh dưỡng .

- Tránh để thực phẩm sống, chín lẫn lộn đề phòng vi khuẩn từ thực phẩm sống lây nhiễm sang thức ăn đã chế biến. Nên xếp thực phẩm chín ở ngăn trên, thực phẩm sống ở ngăn dưới.

- Trường hợp tủ lạnh bị ngắt điện hoặc không thể làm lạnh, cứ để trong đó. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo tủ có thể vận hành trong vòng 24 giờ tới.

Lưu ý:

-  Môi trường nhiệt độ nóng ẩm ở Việt Nam thúc đẩy rất nhanh quá trình hư hỏng của các loại thịt nên các loại gia súc, gia cầm, hải sản sau khi chết cần được thực hiện quy trình bảo quản càng sớm càng tốt hoặc chế biến ngay. Trong vòng 24 giờ nếu thịt để ngoài nhiệt độ thường thì xem như thịt đã hỏng và không nên sử dụng.                                                                   

Nguồn: Tổng hợp
 

 

Ẩm thực với Ba chỉ bò Mỹ nhúng lẩu - Fuji

Sản phẩm tương tự

ajax indicator