Hạt đậu có nhiều sinh tố nhóm B, nhiều sắt, kali, rất nhiều chất xơ. Ða số hạt đậu đều có rất ít chất béo và calories, ngoại trừ đậu nành và đậu phụng lại có nhiều chất béo lành không bão hòa.
Ðậu có ít calories thường có nhiều nước. 100g đậu nấu chín cho 100-130 Calories và 7g chất đạm tương đương với số chất đạm trong 30g thịt động vật.
Ðậu nẩy mầm có nhiều chất đạm hơn đậu nguyên hạt. Khi ăn pha đậu với các loại hạt, chất đạm của đậu có chất lượng tương đương với chất đạm động vật.
1. Đậu nành (đậu tương)
Đậu tương có chứa một số lượng lớn lecithin và một loại các vitamin, đó là rất có lợi cho cơ thể con người. Các chất dinh dưỡng có trong đậu nành có thể cải thiện bệnh tim mạch, các triệu chứng mãn kinh, tăng ham muốn tình dục của phụ nữ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer…
Đậu nành giàu protein, được biết đến như là một loại thịt thực vật. Ðây là nguồn chất đạm rất quan trọng tại nhiều quốc gia, nhất là quốc gia đang mở mang. Trong y học, đậu nành dùng làm thức ăn cho người bị viêm khớp, người mới bình phục sau khi bị trọng bệnh.
Tuy nhiên, đậu nành khó tiêu hóa hơn gạo và bột. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, nếu không nó sẽ gây ra buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
2. Đậu đen
Theo y học, đậu đen là rất hiệu quả để ngăn chặn và trì hoãn quá trình lão hóa, điều trị đau đầu gối, nhuộm đen tóc và nuôi dưỡng lá lách. Giá trị dinh dưỡng của đậu đen cao như đậu tương. Tuy nhiên, hiệu ứng thuốc của nó là tốt hơn nhiều hơn so với đậu tương.
Ngoài công dụng để nấu chè, xôi, đậu đen dùng để chế thuốc như nấu với hà thủ ô làm cho vị thuốc có màu đen. Trong đông y, những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy.
3. Đậu xanh
Đậu xanh giàu protein, tinh bột, nhiều loại khoáng chất, vitamin B và axit amin, có hiệu quả rất tốt đối với việc giảm bớt sự mệt mỏi, sưng phù hay tiểu tiện khó khăn…. Đậu xanh còn có công dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp mắt sáng hơn, hạ huyết áp,….
Những người bị bệnh cao huyết áp ăn đậu xanh có thể giảm huyết áp. Vào mùa hè ăn chè đậu xanh không chỉ có thể tăng cường chất dinh dưỡng mà còn có hiệu quả trị liệu nhất định đối với một số bệnh như viêm thận, cảm nhiệt, ngộ độc thực phẩm, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, viêm dạ dày, viêm họng hay thị lực suy giảm…
Tuy nhiên, đậu xanh thực phẩm làm mát tự nhiên, do đó, các bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa không nên ăn, nếu không nó có thể gây đầy hơi.
4. Đậu đỏ
Đậu đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ tì ích vị, lợi tiểu, tiêu phù (giảm sưng tấy), có hiệu quả nhất định trong việc trị liệu một số bệnh như tiểu tiện khó, tì vị phù thũng… Đậu đỏ còn chứa nhiều vitamin như B1, B2, protein và nhiều loại khoáng chất, có tác dụng bổ huyết, lợi tiểu, tiêu phù, thúc đẩy hoạt động của tim mạch…
Ngoài ra, các chất xơ trong đậu đỏ có tác dụng thúc đẩy bài tiết các chất thừa ra khỏi cơ thể, có hiệu quả trong việc giảm cân. Đồng thời, đậu đỏ cũng có thể làm phong phú thêm máu, do đó, nó là rất có lợi cho phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. Nó có thể làm cho phụ nữ hồng hào, mịn màng.
5. Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan có tác dụng bổ tì ích khí, lợi tiểu. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai nếu ăn nhiều loại đậu này có thể tăng thêm lượng sữa.Ngoài ra, đậu Hà Lan còn giàu chất carotin, sau khi ăn có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, có tác dụng làm đẹp da, những người da khô nên ăn nhiều loại thực phẩm này. Nhưng ăn nhiều đậu Hà Lan cũng dễ gây trướng bụng, những người tiêu hóa không tốt không nên ăn nhiều.
6. Đậu vàng
Đậu vàng giàu protein, có chứa nhiều loại vitamin, chất béo. So với các loại thực phẩm khác, chỉ tính hàm lượng protein thì đậu vàng cao hơn thịt nạc 2 lần, cao gấp 4 lần so với trứng gà, 2 lần so với sữa bò.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trong đậu vàng còn chứa chất giúp làm chậm quá trình lão hóa, giảm lượng cholesterol trong thành huyết quản, làm mềm các huyết mạch, có tác dụng tốt đối với những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tiêu đường…
* Công dụng chính của các loại đậu đỗ
1. Nhuận tràng
Ðậu làm đại tiện đều đặn, dễ dàng vì nó làm phân to hơn, mềm hơn, từ đó giảm thiểu được các nguy cơ ung thư ruột già và trực tràng. Ðó là kết quả các nghiên cứu của Tiến sĩ Sharon Fleming, Ðại học Berkeley, California.
2. Giàu chất xơ giúp ổn định đường huyết
Ðậu chứa một loại chất xơ gọi là pectin. Chất xơ này có khả năng hút nước và nở ra trong dạ dày khiến người ta có cảm giác no lâu giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn.
Cũng theo bác sĩ Anderson, ăn đậu thường xuyên cũng làm chậm tiến trình hấp thụ thực phẩm trong ruột, giúp những người mắc bệnh tiểu đường tránh được sự tăng gia đột xuất của đường trong máu (mà trước đây khiến cơ thể phải phản ứng bằng cách tiết ra insulin nhiều hơn), vì vậy đậu cần thiết để chữa bệnh tiểu đường.
3. Giảm mỡ máu
Các loại đậu giữ vai trò quan trọng trong sự làm giảm lượng cholesterol và triglyceride trong máu, còn tốt hơn cả loại cám yến mạch (oat bran). Trong các loại đậu, đậu nành được xem là hữu hiệu nhất.
Các nghiên cứu ở Ý cho thấy là, bệnh nhân có mức cholesterol cao, mà ăn một thực đơn có nhiều chất đạm từ đậu nành được thế cho thịt cá, thì mức cholesterol của họ được giảm xuống 31%.
Những thí nghiệm kế tiếp ở Ý và Thụy Sĩ bao gồm một số bệnh nhân lớn hơn cũng cho thấy kết quả là mức cholesterol được giảm 23% đối với phái nam và 25% đối với phái nữ.
Kết quả này xem ra còn tốt hơn tác dụng của các loại thuốc đắt tiền bán trên thị trường để làm giảm cholesterol trong máu. Bác sĩ James Anderson, Ðại học Kentucky, thường hay khuyên bệnh nhân mỗi ngày ăn một cốc đậu pinto nấu chín để làm hạ cholesterol.
4. Phòng, chống ung thư
Gần đây các khoa học gia lại mới tìm ra một tác dụng vô cùng bổ ích của các hạt đậu, đó là khả năng chống ung thư của đậu. Vì đậu có chứa một chất acid gọi là phytic acid, một chất chống oxi hóa rất mạnh.
Chất phytic acid đặc biệt hữu hiệu trong việc ngăn cản các gốc tự do hydroxyl (free radicals hydroxyl) (OH) oxi hóa các tế bào có chứa mỡ. Do khả năng ngăn chận tác hại của các gốc tự do, chất phytic acid của đậu có thể chặn đứng tiến trình ung thư hóa của các tế bào.
Các cuộc khảo cứu vào thú vật trong phòng thí nghiệm cho thấy các legumes như đậu “bean”, đậu “pea” và đậu lăng “lentil” có chứa những thành phần gọi là protease inhibitors (các chất ức chế enzyme protease) là chất có khả năng phòng chống ung thư da, vú và gan của thú vật. Các thử nghiệm ở người cũng thấy có những tác dụng tương tự về phòng chống ung thư vú và nhiếp hộ tuyến.
Chuyên gia về ung thư Anne Kennedy cho chuột trong phòng thí nghiệm ăn một hóa chất gây ung thư, nhưng khi protease inhibitors được bôi vào miệng chuột thì ung thư không xẩy ra. Bác sĩ WalterTroll, sau nhiều nghiên cứu, cho rằng đậu có thể làm chậm tiến trình ung thư.
5. Tác dụng phụ
- Ðậu khô có nhiều purine mà ở một số người nhậy cảm, purine có thể làm tăng uric acid trong máu, đưa tới bệnh gout. Các tinh thể uric acid đóng trên khớp xương mà thông thướng nhất là ở ngón chân cái làm người bệnh rất đau nhức.
- Một vài loại đậu có hóa chất làm tiêu hủy sự hấp thụ các sinh tố B, E, D, beta carotene trong ruột. Một số đậu khác, nếu không nấu chín, có thể có vài chất dính liền với khoáng sắt, đồng, khiến hồng cầu tụm lại với nhau.
- Ăn nhiều đậu Hà Lan cũng dễ gây trướng bụng, những người tiêu hóa không tốt không nên ăn nhiều.
- Đậu xanh tính mát, do đó, các bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa không nên ăn, nếu không nó có thể gây đầy hơi.
- Đậu nành khó tiêu hóa hơn gạo và bột. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, nếu không nó sẽ gây ra buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
6. Ai nên ăn đậu đỗ?
Do giá trị dinh dưỡng cao nên đậu đỗ là thức ăn bổ dưỡng cho tất cả mọi người, đặc biệt cho người già vì đậu đỗ có hàm lượng cholesterol không cao, không gây tác hại cho hệ tim mạch người già; đậu đỗ có hàm lượng đạm cao, có nhiều chất béo chưa no, rất cần cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em.
Lưu ý: Mặc dù đậu đỗ giàu đạm, nhưng thiếu 1 số axit amin chứa lưu huỳnh cần thiết như: methinin, xystein, nhưng lại giàu lysin.
Ngược lại, ngũ cốc nghèo lysin, nhưng nhiều methinon và xystin, do đó, đậu đỗ phối hợp với ngũ cốc sẽ bổ sung các chất dinh dưỡng cho nhau làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Trong thực tế, đậu đỗ phối hợp đậu đỗ với ngũ cốc để chế biến nhiều món ăn ngon, như: xôi đỗ, cháo đỗ; bánh chưng, bánh dày; giá đỗ được sử dụng phổ biến trong bữa cơm… Những món ăn chế biến phối hợp này vừa ngon, vừa làm tăng giá trị dinh dưỡng trong chế độ ăn.
Nên ăn vừa phải các loại đậu đỗ, và ăn cách bữa, để cơ thể cân bằng và hấp thu tốt các loại thực phẩm khác nữa. Thực phẩm đa dạng, phong phú trong thực đơn của bạn giúp cơ thể đủ chất, cân bằng và ngon miệng.
MaiLan(st)